Giới thiệu ngành Quản lý văn hoá

Ngành Quản lý văn hóa:
Với sự phát triển không ngừng của xã hội, nhu cầu cần phải tiêu chuẩn hoá cán bộ ở mọi cấp quản lý trong bộ máy công quyền của nhà nước ngày một cao. Văn hoá theo quan điểm của Đảng và Nhà nước vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của xã hội Việt Nam. Do đó văn hoá  là một lĩnh vực hoạt động vô cùng quan trọng của đời sống hiện đại, chính vì thế mà nhu cầu phải có một đội ngũ cán bộ được đào tạo chính quy, thông thạo nghiệp vụ để giúp các lãnh đạo các cấp quản lý lĩnh vực hoạt động này ngày càng cao. Trong bối cảnh đó, đào tạo cán bộ quản lý văn hoá  cho các cấp đã trở thành một nhu cầu cấp thiết của xã hội.
2.1 Mục tiêu đào tạo:
Chương trình đào tạo chuyên ngành Quản lý văn hoá bậc cao đẳng nhằm đào tạo những cán bộ quản lý văn hoá có trình độ, có năng lực tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, duy trì và quản lý các chương trình hoạt động văn hoá ở các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, các nhà máy, xí nghiệp, trường học, các đơn vị cơ sở, nhà văn hoá, câu lạc bộ…và  trợ lý cho lãnh đạo các cấp trong lĩnh vực văn hoá, xã hội.
 2.2 Chương trình đào tạo:
Ngoài các môn học đại cương và cơ sở, sinh viên chuyên ngành Quản lý văn hoá được học 17 môn chuyên ngành Quản lý - Văn hoá - Nghệ thuật:
1. Văn hoá dân gian
2. Xã hội học văn hoá
3. Văn hoá tôn giáo và tín ngưỡng
4. Đại cương về các loại hình nghệ thuật
5. Đại  cương về âm nhạc
6. Đại cương về múa
7. Nhạc lý
8. Dàn dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp
9. Mỹ thuật ứng dụng
10. Hoá trang
11. Quản lý nhà nước về văn hoá
12. Quản lý hoạt động văn hoá thông tin cơ sở
13. Quản lý thị trường dịch vụ văn hoá
14. Quản lý di tích lịch sử, di sản văn hoá
15. Quản lý thiết chế văn hoá
16. Công tác thông tin tuyên tuyền cổ động Quản lý thị trường dịch vụ văn hoá
17. Quản lý lễ hội

  2.3 Công tác đào tạo
Được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội đã mở ngành học Quản lý văn hoá cho đối tượng là học sinh phổ thông trung học hoặc tương đương trong cả nước. Thời gian đào tạo là 36 tháng – hệ đào tạo chính quy dài hạn – bậc đào tạo cao đẳng. Hiện nay, ngành Quản lý văn hóa đang đào tạo hai khóa chính quy và chuẩn bị nhập học cho khóa 3. Các lớp Quản lý văn hóa đã thể hiện sự năng động của mình bằng các hoạt động ngoại khóa phong phú và đa dạng do lớp, Khoa và Nhà trường tổ chức. Chương trình giao lưu:“ Văn hóa và những người bạn”, do lớp Quản lý Văn hóa K1 tổ chức đã gây được tiếng vang lớn trong Trường và thể hiện được chương trình đạo tạo của Nhà trường phù hợp với nhu cầu của xã hội về cán bộ văn hóa. Kỳ tuyển sinh 2009, Nhà trường có tuyển sinh đào tạo bậc trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy. Và đang mở các lớp hệ vừa làm vừa học với nhiều bậc đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu cán bộ văn hóa tại các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh miền trung, Tây Nguyên…
Hiện nay, nhu cầu cán bộ quản lý văn hoá ở các cơ quan từ trung ương đến địa phương là rất lớn. Sinh viên chuyên ngành Quản lý văn hoá của Trường sẽ có rất nhiều cơ hội tìm việc làm ngay sau khi tốt nghiệp ra trường.
Để phục vụ, nâng cao chất lượng đào tạo ngành Quản lý văn hóa. Khoa tổ chức các chuyến điền dã, khảo sát đền chùa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tại Hà Nội và một số tỉnh thành trong cả nước: Bắc Ninh, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Bình, Điện Biên, Lai Châu…Mời các bậc lão thành nghiên cứu Văn hóa trao đổi, nói chuyện, giảng dạy các lớp chuyên ngành: Giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Quang Hưng – Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo, Nghệ sĩ lão thành - Giáo sư - Tiến sĩ Trần Trí Trắc, Họa sĩ lão thành Bùi Hạnh Cẩn…